Pages

Offline SMC 14/6/2015 - Điểm mua tiềm ẩn?

Phương pháp xác định điểm mua chính xác trong giai đoạn tới?

Phân tích mã cổ phiếu KBC - Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc

KBC - Cổ phiếu hot trong tương lai?

Đăng ký tư vấn danh mục trực tuyến

Tư vấn trực tuyến - Chính xác - Nhanh chóng

Phân tích mã cổ phiếu HHS - Công ty cổ phần dịch vụ Hoàng Huy

HHS liệu có phải cổ phiếu đáng để mua?

Ưu đãi phí môi giới tháng 5 - 6

0.15% - phí môi giới thấp nhất thị trường

Phân tích mã cổ phiếu DQC - Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang

Liệu bóng đèn có rực sáng?

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Phương pháp Quản lý danh mục

Phương pháp Quản lý Danh mục




Xem thêm về Phương pháp MUA, BÁN


Quản lý Danh mục là gì?

Quản lý danh mục gồm 2 công việc chính: 

- Phân tích và quan sát để nằm bắt thời cơ - đưa ra quyết định kịp thời 
- Phân bổ nguồn vốn hợp lý: Cụ thể là kiểm soát các con số sau

+ Tỉ lệ tiền mặt / Tổng tài sản: Tiền mặt có vai trò quan trọng, nó vừa mang ý nghĩa phòng trừ rủi ro, vừa là công cụ nắm bắt thời cơ. Luôn cần có một khoản tiền mặt dự trữ để có thể tham gia thị trường khi cần thiết 

+ Tỉ trọng các cổ phiếu: Smart Money luôn khuyến nghị số lượng cổ phiếu tối đa nên năm giữ là 5 cổ phiếu. 



I. MUA - BÁN - GIỮ

1. Nguyên tắc
- Mua cổ phiếu tốt theo đúng phương pháp 
- Bán cổ phiếu lỗ theo đúng phương pháp
- Giữ cổ phiếu đang sinh lợi

Cần chú ý một điểm quan trọng rằng:

Ở thời điểm Uptrend, gần như mọi cổ phiếu chúng ta mua đều có lời. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là có lời, mà phải lãi lớn. 

Do vậy, đôi khi cần thiết phải bán ra những cổ phiếu tăng trưởng yếu để mua vào những cổ phiếu mạnh mẽ hơn. 
2. Số lượng cổ phiếu nắm giữ

- Tối đa 5
- Hợp lý nhất là 3

Khi theo dõi nhiều cổ phiếu, tất sẽ khiến
- Khả năng tập trung kém 
- Phải xử lý quá nhiều thông tin
- Khó thoát hàng
- Lỡ thời cơ mới

Do vậy, không phải mã nào đạt điểm mua đều mua vào, cần tỉnh táo và chọn lựa cổ phiếu tốt nhất. 

3. Phương pháp quản lý

Hiện nay VnDirect hay FPTS có cung cấp dịch vụ theo dõi các cổ phiếu (lãi, lỗ, ngày mua, giá vốn,...), tuy nhiên, không phải công ty nào cũng vậy, hơn nữa để có thể quản lý tốt tài sản, ta cần nhiều thông tin hơn vậy. 

Smart Money khuyến nghị NĐT nên thực hiện lập 1 bảng Excel với các thông tin sau: 

1. Lịch sử mua bán: Cụ thể nêu rõ

- Mã mua / bán
- Thời điểm mua / bán
- Khối lượng mua / bán
- Giá trị mua / bán: nên nêu thêm chiếm bao nhiêu % tổng tài sản
- LÝ DO MUA / BÁN: Đây là điều tối quan trọng vì chỉ khi phân tích lại những sai lầm trước đây trong quá trình giao dịch, ta mới có thể nâng cao khả năng 

2. Danh mục: 

- Tiền mặt 
- Cổ phiếu nắm giữ: Số lượng, giá trị, lãi/lỗ 

3. Tăng trưởng: 

- Biểu đồ ghi lại quá trình tăng trưởng tài sản theo ngày để nhận biết khi nào chúng ta đang làm tốt, khi nào không để có chiến lược hợp lý. 

Quản lý danh mục nhiều khi tốn rất nhiều thời gian của NĐT, thường sau khi phiên giao dịch kết thúc, chúng ta lại phải cặm cụi với số má, điều đôi khi rất khó khăn khi chúng ta đang lỗ.

Nhưng về lâu dài, đó là cách duy nhất để tối đa hóa lợi nhuận và học hỏi được từ chính sai lầm của mình. 

PHƯƠNG PHÁP BÁN CỔ PHIẾU

PHƯƠNG PHÁP BÁN CỔ PHIẾU



Xem thêm về Phương pháp MUA


Tại sao cần bán? 

Có thể nói trong Đầu tư Chứng khoán, Bán là khó nhất. Bán có 2 trường hợp: Chốt lãi / Cắt lỗ 

- Khi Chốt lời dù ta vui vì ta chính thức hiện thực hóa lợi nhuận, nhưng đồng nghĩa ta phải chia tay với một nguồn thu nhập đáng kể trong quá khứ. Nó giống như chia tay bạn bè hay chia tay cấp ba vậy. Là việc không muốn, nhưng cần thiết phải làm. 

- Khi Cắt lỗ, đồng nghĩa ta đối mặt 2 nỗi sợ lớn nhất trong đầu tư: Mất tiền và phải thừa nhận mình SAI. Chứng khoán đơn giản như trong Toán học vậy, bạn lỗ là bạn sai, bạn lãi là bạn đúng. Chính vì bản thân chúng ta không ai muốn thừa nhận mình sai nên việc này trở nên khó khăn vô cùng, và nếu chúng ta không hạ thấp cái tôi của mình, hậu quả sẽ là khôn lường. 

I. Điều kiện để thực hiện BÁN

1. Nguyên tắc

- Khi Thị trường chung có dấu hiệu bất ổn: Phân phối đỉnh, hiện tượng bán tháo, rủi ro hệ thống (chiến tranh, vụ Bầu Kiên,...)

- Cổ phiếu tăng đạt kỳ vọng: Tùy theo mô hình và thời gian, lượng tích lũy cần đề ra mức kỳ vọng và chốt lời khi đạt kỳ vọng đó. 

- Khi thua lỗ 8%: không có lý do gì để giữ cổ phiếu thua lỗ, đơn giản, bạn đã sai và bạn cần hạn chế ảnh hưởng của sai lầm đó. 

Cần nhớ, lỗ 38% thì phải lãi bù 60% mới có thể hòa vốn, lỗ 50% thì cần lãi bù lại 100% mới hòa vốn. 

Trong khi đó dù mua 4 cổ phiếu và 3/4 lỗ 8%, 1 lãi 25% thì ta cũng hòa vốn. 

=> LUÔN LUÔN Cắt lỗ 8% 

2. Bán Chốt lời:

- Cổ phiếu đạt kỳ vọng (15-25% hoặc hơn tùy mô hình).
- Cổ phiếu đạt đỉnh. Nếu ta mua sai và thấy cổ phiếu đạt đỉnh, phải bán ra dù chưa đạt kỳ vọng ban đầu
 (Xem thêm về Đỉnh tại đây)
- Khối lượng lớn nhưng giá không tăng
- Tạo khoảng trống (gap) 
Chốt lời HCM phân phối đỉnh



Chốt lời SSI sau nền thứ 3 lỏng lẻo



3. Khi nào cần tập trung theo dõi? 

Về lý thuyết, để thành công luôn luôn phải tập trung ở mọi thời điểm, tuy nhiên, vì nhiều lý do, các NĐT không làm được điều này. Vậy nên ít nhất, trong việc bán, phải theo dõi chú tâm khi có những tín hiệu sau: 

- 4 - 5 cổ phiếu mua gần nhất đều lỗ 
- Cổ phiếu chất lượng thấp (kinh doanh kém, thanh khoản nhỏ,...) bỗng nhiên tăng giá mạnh và thu hút dòng tiền

Nguyên nhân là bởi, khi các cổ phiếu tốt đã tăng hết khả năng (đạt đỉnh) thì dòng vốn sẽ tự dịch chuyển sang những cổ phiếu còn dư địa tăng tiếp (cổ phiếu kém chất lượng), và khi những cổ phiếu này cũng tăng thì sẽ không còn cổ phiếu nào có thể tăng trong thời gian tiếp theo => Đỉnh

- Thị trường chung đạt Đỉnh (xem thêm cách xác định Đỉnh tại đây) 

Nhìn chung, không hề đơn giản khi bán, và cũng đừng đặt kỳ vọng vào bản thân có thể Mua đáy Bán đỉnh - điều đó quá khó. Hãy giữ tâm thế thoải mái, hạn chế cái tôi, và lợi nhuận sẽ được bảo toàn. 

PHƯƠNG PHÁP MUA CỔ PHIẾU

PHƯƠNG PHÁP MUA CỔ PHIẾU



Xem thêm phương pháp Bán 

MUA có khó?

Trong đầu tư chứng khoán nhìn chung chỉ có 3 việc: MUA - BÁN - QUẢN LÝ TÀI KHOẢN. Và có lẽ Mua là dễ nhất trong cả 3 việc trên, vì khi ấy, sức ép đến với các quyết định của Nhà đầu tư là ít nhất. Tuy nhiên, để mua tốt và lãi nhiều thì cần một quá trình rèn luyện và kiến thức nhất định. 

I. Điều kiện để thực hiện MUA

Trước khi đặt lệnh MUA - NĐT cần đảm bảo rằng cổ phiếu của mình đạt đủ các yếu tố sau:

1. Về cơ bản: 

Thị trường chung (VnIndex và HNXIndex) cần ở trong Uptrend hoặc trạng thái cân bằng. Nếu đang trong xu hướng Downtrend, tuyệt đối không mua vào. 

- Cổ phiếu đó nên là cổ phiếu có ít tên tuổi, mới nổi trên TT, hoặc có lãnh đạo mới, có sản phẩm mới, hoặc trong quá trình tăng trưởng mạnh

- Là cổ phiếu dẫn dắt thị trường - thường có vốn hóa tương đối lớn, thuộc ngành có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường. Cổ phiếu này được coi là dẫn dắt TT khi trước tiên, nó dẫn dắt ngành của mình đi lên (HSG với ngành thép năm 2013, PVD - GAS với ngành dầu khí và VCB với ngành ngân hàng trong giai đoạn 2014 - đầu 2015)

2. Về kỹ thuật: 
- Cổ phiếu phải có quá trình tích lũy. (Xem thêm về tích lũy tại đây). Tích lũy càng dài và càng siết chặt (biên độ dao động giá giữa các phiên liên tiếp thấp) thì phải ƯU TIÊN MUA 
- Thanh khoản: Trung bình 10 phiên gần nhất trên 50.000 cp

Tại sao? Theo thống kê hơn 10 năm của chúng tôi, đặc biệt trong thời gian gần đây khi quy mô TTCK VN đã lớn hơn, một cổ phiếu có thanh khoản dưới 50.000 rất dễ bị các đội lái lái theo những hướng quá khó lường. Ngược lại, nếu thanh khoản lớn hơn 50.000, đảm bảo rằng, dù các đội lái, các tổ chức có tham gia tác động đến giá thì họ vẫn phải tuân theo những quy luật nhất định mà chúng CÓ THỂ NHẬN BIẾT được. 

RSI: dao động trên 58 hoặc vượt 58. 

RSI là chỉ số đo sức mạnh tương đối của cổ phiếu. Khi RSI vượt 58 nó đảm bảo cổ phiếu này đang thu hút được một dòng tiền mạnh mẽ và là nền tảng cần thiết để tăng trưởng trong tương lai. 

- Dựa trên những mô hình lặp đi lặp lại: Có rất nhiều mô hình như Cốc tay cầm, 2 đáy, nền phẳng,... Mỗi mô hình có đặc điểm và tỉ suất sinh lợi khác nhau. Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể phần này ở phần sau của bài viết. 

Phiên bùng nổ: 

Phiên bùng nổ là phiên giao dịch mà tại đó, giá và khối lượng của cổ phiếu đều tăng mạnh so với trung bình của giai đoạn trước đó. Thông thường, giá tăng 3% trở lên, Vol tăng 1.5 - 2 lần

Lưu ý, điều quan trọng rằng, cần biết chắc chắn đó là phiên bùng nổ thì mới mua vào, có nhiều cổ phiếu tăng giá đầu phiên nhưng giảm giá ở cuối phiên thì không thể coi là bùng nổ. 

Do vậy, trong quá trình giao dịch cần theo dõi kỹ, thường thì không nên mua trước 11h00 bởi trong một thị trường ổn định, thì từ 11h00 trở đi, TT ngày hôm đó cũng như các cổ phiếu mới xác định được xu hướng. 

II. Các mô hình

1. Cốc tay cầm 

2. 2 đáy 
Thêm chú thích





2 đáy FIT

3. Nền phẳng 

Nền phẳng HSG


Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Xác định Đáy Thị trường

Xác định Đáy Thị trường Chứng khoán 


Xem thêm về Xác định Đỉnh


Tại sao cần xác định được Đáy của Thị trường?

Câu hỏi này có lẽ hơi thừa, bởi, là NĐT ai cũng muốn biết được đáy của TT để nhảy vào mua được cổ phiếu ở giá thấp nhất. Tuy nhiên khi đọc thêm trong bài viết này, các bạn sẽ thấy được dò đáy không phải việc đơn giản, và mua ở đáy là điều gần như không thể. 

I. Dấu hiệu của đáy 

Để dò được đỉnh cần theo dõi các phương diện sau: 

1. Tình hình kinh tế vĩ mô 
2. Chuyên gia
3. Các cổ phiếu
4. Ngày "Bùng nổ theo đà" của Thị trường

Cụ thể như sau: 

1. Tình hình Kinh tế vĩ mô: 

Tại thời điểm tiệm cận Đáy của thị trường - thời điểm các tổ chức sẽ tổ chức gần xong việc mua gom các cổ phiếu ở mức già hợp lý. Tình hình vĩ mô thường được nhắc đến như sau. 

- Lãi suất đang cao nhưng có xu hướng bắt đầu giảm 
- Bắt đầu xuất hiện các gói kích thích kinh tế (như gói 30.000 tỷ giải cứu BĐS, thành lập VAMC,...)
- Thông tin vĩ mô xấu dày đặc trên phương tiện truyền thông chủ yếu nói lên sự bi quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.

Cần lưu ý về vấn đề thông tin tại Việt Nam như sau: 

Đa phần các thông tin khi bắt đầu đến tai của mọi người (khi nó chính thức đăng trên dantri, cafef,...), thì các tổ chức lớn, các Big Boys đều đã nắm được nó rồi. Đó cũng là một phần lý do tại sao họ đã tổ chức mua gom trước các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

2. Ý kiến chuyên gia

Ở thời điểm này chúng ta sẽ ít thấy các chuyên gia lên tiếng hoặc nếu có sẽ đều là những nhận định tiêu cực. Tổng kết lại, ở TTCK có một người không nên nghe đó là "chuyên gia". 


3. Cổ phiếu 

- Giao dịch ảm đạm, thanh khoản thấp kỉ lục 
- Tốc độ rơi của các cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn chậm lại, biên độ nhỏ dần 
- Hội đông quản trị và cổ đông lớn đăng ký mua cổ phiếu với khối lượng lớn

4. Ngày BÙNG NỔ THEO ĐÀ


Ngày bùng nổ theo đà là ngày mà tại đó chỉ số chứng khoán  cả 2 sàn tăng điểm mạnh (khoảng 1.5 -3%), khối lượng lớn. Ngày này thường xuất hiện trong khoảng 4 - 7 phiên sau đáy,


Nói vậy để hiểu rằng, chỉ khi có ngày này thì mới xác định được đâu mới là đáy thật. 

Thông thường sẽ có các kịch bản sau cho  Ngày trọng đại này: 

- Đầu phiên giảm 3% rồi cuối phiên hồi phục 2%
- Giảm 2% vào phiên trước rồi tăng trở lại 3-4% vào ngày hôm sau (ngày bùng nổ theo đà)

Đáy VnIndex 2014


Đáy Vnindex 2013


*Lưu ý: 

- Thông thường sẽ có 3-5 lần trì kéo rũ bỏ ở chỉ số chính trước khi thị trường đổi chiều
- Tuyệt đối chưa mua vào khi có dấu hiệu tăng nhẹ hay biên độ rơi giảm dần. Chúng ta rất có thể sẽ nhầm lẫn với một đợt Bull Trap
- Chỉ mua khi trong phiên có những diễn biến mạnh mẽ, thuyết phục

II. Phương án ứng phó:

Xác định đáy không đơn giản, rủi ro không kém gì khi xác định đỉnh. Nhưng một lần nữa, luôn luôn có biện pháp quản lý rủi ro kể cả khi chúng ta xác định sai. Hãy mua cổ phiếu dẫn đầu. 


"Cổ phiếu dẫn đầu" - là khái niệm dành cho những cổ phiếu dẫn dắt của ngành đó và Thị trường cùng đi lên. 

Đặc điểm: 

- Kết quả kinh doanh tốt 
- Là công ty đầu ngành 
- Vốn hóa tương đối cao

Trong lịch sử chúng ta đã thấy những cổ phiếu dẫn đầu như HSG (sóng 2013), PVD (sóng 2014), và trong thời điểm đầu 2015 đó là VCB. 

Khi mua cổ phiếu dẫn đầu, ta có được sự đảm bảo rằng, kể cả khi ta mua sai thời điểm, mức lỗ cũng sẽ được hạn chế, còn nếu mua đúng, lợi nhuận là khủng khiếp, vào dạng cao nhất thị trường, thông thường có thể lên tới 100%

Kết luận, xác định Đáy không đơn giản, và rất dễ gây nhầm lẫn. Đa phần NĐT cũng rất ham Bắt đáy, các môi giới, các chuyên gia cũng hay đưa khuyến nghị này, nhưng trên thực tế đây là việc làm rất rất rủi ro. Và theo quan điểm Smart Money, thà không bắt được đáy thấp nhất, nhưng không bao giờ bắt sai còn tốt hơn rất nhiều, và lợi nhuận không hề thua kém. 


Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Xác định Đỉnh Thị trường Chứng khoán

Xác định Đỉnh Thị trường Chứng khoán 









Xem thêm về Xác định Đáy

Tại sao cần xác định được Đỉnh của Thị trường?

Như đã đề cập trong loạt bài về Chu kỳ thị trường (xem thêm tại đây), xác định Đỉnh là một trong những yếu tố then chốt trong chiến lược đầu tư thành công của Smart Money. 

Xác định đúng đỉnh đồng nghĩa bảo toàn được lợi nhuận. Ngược lại, khi xác định sai, cụ thể nếu xác định quá sớm => lỡ mất thời cơ lợi nhuận => gây ức chế dễ dẫn đến sai lầm trong điểm mua tiếp theo. Không chỉ vậy, nếu xác định quá muộn, NĐT đứng trước nguy cơ mất hết thành tựu giai đoạn trước, đặc biệt khi đang ở trạng thái Margin cao. 

I. Dấu hiệu của đỉnh 

Để dò được đỉnh cần theo dõi các phương diện sau: 

1. Tình hình kinh tế vĩ mô 
2. Ý kiến chuyên gia 
3. Các cổ phiếu
4. Thị trường 

Cụ thể như sau: 

1. Tình hình Kinh tế vĩ mô: 

Tại thời điểm tiệm cận Đỉnh của thị trường - thời điểm các tổ chức bán ra chốt lời lượng lớn các cổ phiếu, Kinh tế vĩ mô VN thường sẽ có các dấu hiệu: 

- Lãi suất ở mức thấp hoặc có các thông tư, nghị định về việc giảm lãi suất
- Nền kinh tế có nhiều tín hiệu tích cực (tăng trưởng GDP, lạm phát giảm, CPI giảm,...)
- Thông tin vĩ mô tốt dày đặc trên phương tiện truyền thông (BĐS ấm lên, Chứng khoán tăng trưởng,...)

2. Ý kiến chuyên gia

Cùng với luồng thông tin đến từ các số liệu thống kê trên Internet, TV, thì còn có hàng loạt các phân tích ủng hộ đến từ giới chuyên gia, mà đa phần trong số đó là nhận định TT sẽ đi lên tiếp. 

- Chuyên gia Lê Đức Khánh (MSBS): "Vn Index sẽ vượt qua mốc 650 điểm lên 700 điểm"

- Ông Hang Jin Yun - Chuyên gia phân tích CTCK KIS cũng đưa ra nhận định trên. 

Và chúng ta đều biết sau những nhận định này VN Index đã thực sự đi về đâu (Hình) 

3. Cổ phiếu 

Cổ phiếu là tâm điểm của sự chú ý vì chính chúng là thứ sẽ đem lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư. 

Một nhà đầu tư thông minh không chỉ quan sát cổ phiếu mình nắm mà còn cẩn trọng dõi theo những mã cổ phiếu khác. Từ đó, họ sẽ thấy tại Đỉnh, những diễn biến sau sẽ xảy ra: 

- Cổ phiếu đầu cơ (Penny) chạy mạnh quanh vùng đỉnh, khối lượng rất lớn.
- Cổ phiếu tăng trưởng từ nền thứ 3 với mẫu hình lỏng lẻo 
- Cổ phiếu dẫn đầu trong giai đoạn Đẩy giá chạy nước rút và tiến hành phân phối đỉnh (hình)

4. Thị trường chung

- Xuất hiện các phiên tăng mạnh (3-5%) - hay còn gọi là "chạy nước rút"
- Tiếp theo đó, xuất hiện các phiên Vol tăng mạnh, nhưng chỉ số đứng yên. Hiện tượng này sẽ diễn ra trong từ 1-5 phiên trước khi TT chính thức sụp đổ


VN Index đỉnh 2014

HNX Index đỉnh 2014


II. Phương án ứng phó:

Lẽ dĩ nhiên khi nhận thấy thị trường đạt đỉnh, điều cần làm là bán ra tất cả những cổ phiếu mình đang nắm giữ, đặc biệt ưu tiên những mã trong các tài khoản Margin.

III. Lưu ý: 

1. Cắt lỗ:

Một dấu hiệu dễ thấy để khẳng định là TT đạt đỉnh là 4/5 mã chúng ta mua gần nhất đều lỗ, điều này trái ngược với trong giai đoạn tăng trưởng. Việc lỗ như vậy có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến ta muốn nắm giữ cổ phiếu tiếp. Tuy nhiên, khi TT đạt đỉnh phải DỨT KHOÁT BÁN RA bằng mọi giá. 

2. Phân biệt điều chỉnh và phân phối đỉnh

Thông thường trong quá trình đi lên luôn có những phiên điều chỉnh, với các cổ phiếu bị bán ra tương đối nhiều, và dễ gây nhầm lẫn cho NĐT. 

Về cơ bản, sự khác nhau là: 

- Điều chỉnh có khối lượng nhỏ, phân phối khối lượng lớn
- Áp lực bán của phân phối rất lớn và diễn ra trên diện rộng ở toàn thị trường 

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, khi xuất hiện những nhịp điều chỉnh mạnh (4% trở lên) thì NĐT nên chốt lời khoảng 30-50% lượng cổ phiếu mình đang nắm giữ để bảo toàn lợi nhuận. Vì trong trường hợp cổ phiếu ko giảm tiếp thì cũng rất mất thời gian để đi lên sau sự giả mạnh đó. 

Kết luận, xác định Đỉnh không khó về mặt lý thuyết nhưng rất cần sự tỉnh táo và kỷ luật - điều chỉ có ở những nhà đầu tư thành công. 






Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Chu kỳ của Thị trường Chứng khoán - Giai đoạn 04 - Đè giá

Chu kỳ của Thị trường Chứng khoán
Giai đoạn 4 - Đè giá 
Thêm chú thích




Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài về Chu kỳ của Thị trường. Xem các bài liên quan tại đây. 



Giai đoạn thứ hai trong Chu kỳ: Đè giá 


Người ta vẫn ví cuộc sống là một vòng luân hồi. Ví như cây cối mọc lên từ mầm non, đâm chồi nảy lộc, rồi đến một ngày cũng héo tàn để làm cho đất đai màu mỡ để những cây non mới mọc lên. 

Đúng vậy, hôm nay, Smart Money sẽ phân tích về sự héo tàn ấy, về tính tất yếu của nó, khi với mỗi thị trường, luôn luôn cần có một sự "héo tàn" để đưa các cổ phiếu về đúng mức giá trị của nó. Cùng với đó, tạo nền tảng cần thiết cho một đợt tăng mới. 


Đè giá ở đây được hiểu là giai đoạn mà các tổ chức lớn bán ra hầu hết cổ phiếu để tái đầu tư. Qua đó tạo ra chu trình mới cho thị trường. 


Như đã phân tích ở bài trước, sau giai đoạn Tăng trưởng và Phân phối, lượng Cung trở nên rất lớn, và lần này, nó càng được tiếp sức bởi cái gọi là Cầu sợ hãi, Cầu giải chấp, khi hàng loạt những lệnh bán được chất lên từ các tài khoản Margin hoặc các tài khoản mới gia nhập thị trường đang sợ hãi trước sức ép của cổ phiếu. 


Khối lượng giao dịch tương đối lớn, tuy nhiên không nhiều như tại đỉnh phân phối, lượng cầu thì rất nhỏ và yếu ớt. Cổ phiếu rơi giá nhanh, đặc biệt là những cổ phiếu Penny hoặc các cổ phiếu nóng trong thời điểm trước đó. 


Việc cả thị trường, tràn ngập màu xanh dương của giá sàn là điều rất bình thường trong thời điểm này, thậm chí có những cổ phiếu sàn nhiều phiên liên tiếp. 


Thế nên trong giới Chứng cổ mới có câu "Đi lên bằng thang bộ, đi xuống bằng thang máy" 


Ứng xử của Nhà đầu tư thành công?


Một nhà đầu tư thông minh sẽ bán hết cổ phiếu trong giai đoạn Phân phối hoặc cùng lắm là sau đó 1-2 phiên. Và nếu bạn ở trong trường hợp này thì khi xảy ra Đè giá, điều tuyệt vời nhất bạn nên làm là "đi du lịch". 


Thật sư không còn lúc nào tuyệt vời hơn, để tận hưởng thành quả cùng gia đình và bạn bè, vì ở thời điểm này dù có theo dõi thị trường cũng rất khó khăn để có lãi, thậm chí còn gây thêm lỗ. 


Trường hợp thứ 2, nếu bạn vẫn còn cổ phiếu sau giai đoạn phân phối, thì lẽ tất nhiên, lúc này là lúc rất đau đớn khi bạn sẽ phải tự tay bán để cắt lỗ. Đây là điều BẮT BUỘC, phải bán, bán theo đúng kỷ luật đầu tư. 


Không chỉ vậy, mọi người cũng phải tránh những Bull trap, dễ nhận biết qua những đợt phục hồi nhỏ. Điều đáng ngại là đa phần nhà đầu tư, đặc biệt là những người đang lỗ rất thích mua vào ở các điểm phục hồi yếu ớt này bởi 2 lý do: 


- Giá cổ phiếu trong điểm phục hồi được coi là thấp với họ (do họ bắt đầu chú ý đến cổ phiếu ở vùng tiệm cận đỉnh) nhưng họ quên mất rằng, đó là quá khứ, và khi rơi mạnh, sẽ mất rất lâu để cổ phiếu đó có thể phục hồi.


- Mong muốn gỡ gạc khoản lỗ lớn khiến các nhận định trở nên sai lầm cụ thể là nhận định sai đáy. 


Để tránh tất cả những sai lầm trên, hãy cùng đón xem tiếp loạt bài về Xác nhận Đỉnh - Đáy của thị trường của Smart Money


Chu kỳ của Thị trường - Giai đoạn 03 - Phân phối

Chu kỳ của Thị trường Chứng khoán
Giai đoạn 3 - Phân phối




Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài về Chu kỳ của Thị trường. Xem các bài liên quan tại đây.



Giai đoạn thứ hai trong Chu kỳ: Phân phối


Bữa tiệc nào rồi cũng sẽ tàn, có hưng thì sẽ phải có suy, đó là quy luật ngàn đời trong mọi vấn đề của cuộc sống kể cả Chứng khoán, thậm chí trong Chứng khoán điều này còn rõ ràng hơn bao giờ hết. 

Thật vậy, sau giai đoạn đẩy giá, đồng nghĩa với việc, giá các cổ phiếu sẽ tăng lên nhất định và hệ quả tất yếu với đó là áp lực chốt lời đến từ nhiều phía gồm những nhà đầu tư tổ chức, các cổ đông của các doanh nghiệp, và bản thân một bộ phận các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thỏa mãn với mức lợi nhuận giành được. Đó là chưa kể đến việc theo sau một giai đoạn đẩy giá, thông thường sẽ có những đợt phát hành thêm cổ phiếu hoặc IPO của các công ty. 


Tất yếu, CUNG TĂNG, thậm chí là tăng mạnh. 


Mặt khác, việc tăng giá của cổ phiếu dẫn đến dòng vốn nhàn dỗi sẽ đổ về thị trường Chứng khoán, nhiều người sẽ rút tiền mặt từ các khoản tiết kiệm ngân hàng hay từ các nguồn khác để mua CK, tận dụng cơ hội kiếm lợi nhuận, và đáng chú ý nhất là lực mua từ các tài khoản Margin => CẦU TĂNG


Từ đây, chắc đa phần mọi người cũng đã hiểu, yếu tố then chốt để xác định Phân phối, chính là Khối lượng lớn khi Cung lớn gặp Cầu lớn. 


Tuy nhiên cũng cần hiểu rõ về bản chất của nguồn Cầu này, vì đa phần là tiền chảy về từ lĩnh vực khác nên đa phần kiến thức của những NĐT này không chắc, họ cũng không quen với áp lực trên TTCK nên Cầu này khó bền vững. 


Mặt khác, Phân phối còn được coi là thời điểm các tổ chức Bán phần lớn cổ phiếu của mình để thu lợi nhuận. Nói cách khác, là sự sang tay giữa Strong Holders sang Weak Holders (theo lý thuyết VSA - xem thêm tài liệu VSA tại đây - link) 


Cũng có nhiều thời điểm phân phối, thông thường một thị trường sẽ diễn ra 3-5 phiên phân phối, trước khi đạt đỉnh. 


Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về bộ những dấu hiệu để tìm được đỉnh của thị trường và khác biệt của Phân phối Đỉnh với Phân phối thường trong bài viết "Xác định đỉnh của thị trường"


Điều nhà đầu tư cần làm là gì? 


Ở thời điểm này, nếu mua đúng theo phương pháp, lợi nhuận của NĐT có thể đã ở mức 70 - 200% giá trị tài khoản. Đây là một mức lãi rất lớn. Và thời điểm này là lúc bảo toàn khoản lãi đó. 


Thông thường, theo tâm lý chung, khi có lợi nhuận, chúng ta sẽ rất hưng phấn và thấy mình rất xuất chúng, xuất chúng hơn nhiều so với những người khác. Tự tin có lẽ là từ diễn tả chính xác nhất. 


Khi tự tin, ta nâng mức Margin (Đòn bẩy tài chính), vay thêm nhiều để tiếp tục mua, lúc này, nếu chúng ta mua đúng đỉnh, mức lỗ sẽ là khổng lồ, và có thể "ăn" hết công sức gây dựng trong suốt thời gian Tăng trưởng vừa qua. 


Vậy nên, hãy nhớ khi xác định được đỉnh thị trường. Việc duy nhất cần làm là BÁN - BÁN để bảo toàn thành quả, dù cho điều đó có đồng nghĩa với việc phải chấp nhận thua lỗ tại một số mã bạn vừa mua gần đó, vì điều tiếp theo - ĐÈ GIÁ sẽ còn khủng khiếp hơn nữa. 


Xem tiếp về Đè giá tại đây


Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về cách xác định đỉnh trong bài viết "Đỉnh Thị trường", mời quý vị tiếp tục theo dõi. 


Chu kỳ của Thị trường - Giai đoạn 02 - Đẩy giá

Chu kỳ của Thị trường Chứng khoán
Giai đoạn 1 - Đẩy giá




Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài về Chu kỳ của Thị trường. Xem các bài liên quan tại đây.



Giai đoạn thứ hai trong Chu kỳ: Đẩy giá


Đẩy giá là giai đoạn then chốt trong một Chu kỳ thị trường, đây là giai đoạn đem lại nhiều niềm vui, lợi nhuận nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải cứ khi nào các chỉ số chính hay cổ phiếu tăng giá thì có thể gọi là bắt đầu quá trình đẩy giá. Đã không ít lần nhà đầu tư vướng phải cái gọi là "Bull trap" (Bẫy tăng trưởng). 

Để tránh tình trạng này và bảo toàn cũng như gia tăng lợi nhuận, nhà đầu tư cần hiểu bản chất của giai đoạn trên.

Về khái niệm, Đẩy giá là quá trình sau khi tổ chức thu gom được 1 lượng lớn cổ phiếu nhằm mục đích là bán cổ phiếu với giá cao hơn => LỢI NHUẬN

Như đã nói trong bài trước (về giai đoạn Tích lũy), nếu như trong giai đoạn Tích lũy, chúng ta không nhất thiết phải mua vào thì tại đây, mua vào là chiến lược hợp lý nhất, bởi gần như chắc chắn, một khi bạn xác định đúng thời điểm đẩy giá, cổ phiếu tốt sẽ tăng phi mã, tùy vào thời gian - khối lượng tích lũy mà mức tăng dao động từ 20 - 100% giá trị từ thời điểm bùng nổ (có thể hơn thế nữa).


Cần lưu ý một số đặc điểm của giai đoạn này như sau: 


- Quá trình đẩy giá thường kéo dài 3 - 5 tháng tùy thuộc vào cách đi lên của thị trường chung (biểu đồ)


- Luôn luôn xuất hiện điểm bùng nổ khi mà giá và khối lượng đều tăng mạnh. Cụ thể giá tăng 2-3% trở lên còn khối lượng vượt trên 50% so với trung bình. 


- Diễn biến trong phiên bùng nổ thường rất quyết liệt, lệnh bán ra bao nhiêu được hấp thụ ngay lập tức bởi cầu mạnh mẽ. 


- Sự hưng phấn được thể hiện rõ trong phiên giao dịch. 


Để tìm hiểu kỹ hơn về xác định thời điểm này, mời quý vị tiếp tục theo dõi loạt bài viết về Điểm mua và xác định ĐÁY của thị trường để thấy rõ về tính chất của giai đoạn này. 


Xin nhắc lại, MUA là chiến lược duy nhất tại thời điểm này, một khi đã xuất hiện đẩy giá ở thị trường chung, có thể nói cứ mua là thắng nhưng không phải bạn nên mua tất cả cổ phiếu. Con số hợp lý thường chỉ là 3-5 cổ phiếu và đó PHẢI là cổ phiếu dẫn dắt thị trường hoặc dẫn đầu ngành.