Pages

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Chu kỳ của Thị trường Chứng khoán - Giai đoạn 04 - Đè giá

Chu kỳ của Thị trường Chứng khoán
Giai đoạn 4 - Đè giá 
Thêm chú thích




Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài về Chu kỳ của Thị trường. Xem các bài liên quan tại đây. 



Giai đoạn thứ hai trong Chu kỳ: Đè giá 


Người ta vẫn ví cuộc sống là một vòng luân hồi. Ví như cây cối mọc lên từ mầm non, đâm chồi nảy lộc, rồi đến một ngày cũng héo tàn để làm cho đất đai màu mỡ để những cây non mới mọc lên. 

Đúng vậy, hôm nay, Smart Money sẽ phân tích về sự héo tàn ấy, về tính tất yếu của nó, khi với mỗi thị trường, luôn luôn cần có một sự "héo tàn" để đưa các cổ phiếu về đúng mức giá trị của nó. Cùng với đó, tạo nền tảng cần thiết cho một đợt tăng mới. 


Đè giá ở đây được hiểu là giai đoạn mà các tổ chức lớn bán ra hầu hết cổ phiếu để tái đầu tư. Qua đó tạo ra chu trình mới cho thị trường. 


Như đã phân tích ở bài trước, sau giai đoạn Tăng trưởng và Phân phối, lượng Cung trở nên rất lớn, và lần này, nó càng được tiếp sức bởi cái gọi là Cầu sợ hãi, Cầu giải chấp, khi hàng loạt những lệnh bán được chất lên từ các tài khoản Margin hoặc các tài khoản mới gia nhập thị trường đang sợ hãi trước sức ép của cổ phiếu. 


Khối lượng giao dịch tương đối lớn, tuy nhiên không nhiều như tại đỉnh phân phối, lượng cầu thì rất nhỏ và yếu ớt. Cổ phiếu rơi giá nhanh, đặc biệt là những cổ phiếu Penny hoặc các cổ phiếu nóng trong thời điểm trước đó. 


Việc cả thị trường, tràn ngập màu xanh dương của giá sàn là điều rất bình thường trong thời điểm này, thậm chí có những cổ phiếu sàn nhiều phiên liên tiếp. 


Thế nên trong giới Chứng cổ mới có câu "Đi lên bằng thang bộ, đi xuống bằng thang máy" 


Ứng xử của Nhà đầu tư thành công?


Một nhà đầu tư thông minh sẽ bán hết cổ phiếu trong giai đoạn Phân phối hoặc cùng lắm là sau đó 1-2 phiên. Và nếu bạn ở trong trường hợp này thì khi xảy ra Đè giá, điều tuyệt vời nhất bạn nên làm là "đi du lịch". 


Thật sư không còn lúc nào tuyệt vời hơn, để tận hưởng thành quả cùng gia đình và bạn bè, vì ở thời điểm này dù có theo dõi thị trường cũng rất khó khăn để có lãi, thậm chí còn gây thêm lỗ. 


Trường hợp thứ 2, nếu bạn vẫn còn cổ phiếu sau giai đoạn phân phối, thì lẽ tất nhiên, lúc này là lúc rất đau đớn khi bạn sẽ phải tự tay bán để cắt lỗ. Đây là điều BẮT BUỘC, phải bán, bán theo đúng kỷ luật đầu tư. 


Không chỉ vậy, mọi người cũng phải tránh những Bull trap, dễ nhận biết qua những đợt phục hồi nhỏ. Điều đáng ngại là đa phần nhà đầu tư, đặc biệt là những người đang lỗ rất thích mua vào ở các điểm phục hồi yếu ớt này bởi 2 lý do: 


- Giá cổ phiếu trong điểm phục hồi được coi là thấp với họ (do họ bắt đầu chú ý đến cổ phiếu ở vùng tiệm cận đỉnh) nhưng họ quên mất rằng, đó là quá khứ, và khi rơi mạnh, sẽ mất rất lâu để cổ phiếu đó có thể phục hồi.


- Mong muốn gỡ gạc khoản lỗ lớn khiến các nhận định trở nên sai lầm cụ thể là nhận định sai đáy. 


Để tránh tất cả những sai lầm trên, hãy cùng đón xem tiếp loạt bài về Xác nhận Đỉnh - Đáy của thị trường của Smart Money


0 nhận xét:

Đăng nhận xét