Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Xác định Đáy Thị trường

Xác định Đáy Thị trường Chứng khoán 


Xem thêm về Xác định Đỉnh


Tại sao cần xác định được Đáy của Thị trường?

Câu hỏi này có lẽ hơi thừa, bởi, là NĐT ai cũng muốn biết được đáy của TT để nhảy vào mua được cổ phiếu ở giá thấp nhất. Tuy nhiên khi đọc thêm trong bài viết này, các bạn sẽ thấy được dò đáy không phải việc đơn giản, và mua ở đáy là điều gần như không thể. 

I. Dấu hiệu của đáy 

Để dò được đỉnh cần theo dõi các phương diện sau: 

1. Tình hình kinh tế vĩ mô 
2. Chuyên gia
3. Các cổ phiếu
4. Ngày "Bùng nổ theo đà" của Thị trường

Cụ thể như sau: 

1. Tình hình Kinh tế vĩ mô: 

Tại thời điểm tiệm cận Đáy của thị trường - thời điểm các tổ chức sẽ tổ chức gần xong việc mua gom các cổ phiếu ở mức già hợp lý. Tình hình vĩ mô thường được nhắc đến như sau. 

- Lãi suất đang cao nhưng có xu hướng bắt đầu giảm 
- Bắt đầu xuất hiện các gói kích thích kinh tế (như gói 30.000 tỷ giải cứu BĐS, thành lập VAMC,...)
- Thông tin vĩ mô xấu dày đặc trên phương tiện truyền thông chủ yếu nói lên sự bi quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.

Cần lưu ý về vấn đề thông tin tại Việt Nam như sau: 

Đa phần các thông tin khi bắt đầu đến tai của mọi người (khi nó chính thức đăng trên dantri, cafef,...), thì các tổ chức lớn, các Big Boys đều đã nắm được nó rồi. Đó cũng là một phần lý do tại sao họ đã tổ chức mua gom trước các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

2. Ý kiến chuyên gia

Ở thời điểm này chúng ta sẽ ít thấy các chuyên gia lên tiếng hoặc nếu có sẽ đều là những nhận định tiêu cực. Tổng kết lại, ở TTCK có một người không nên nghe đó là "chuyên gia". 


3. Cổ phiếu 

- Giao dịch ảm đạm, thanh khoản thấp kỉ lục 
- Tốc độ rơi của các cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn chậm lại, biên độ nhỏ dần 
- Hội đông quản trị và cổ đông lớn đăng ký mua cổ phiếu với khối lượng lớn

4. Ngày BÙNG NỔ THEO ĐÀ


Ngày bùng nổ theo đà là ngày mà tại đó chỉ số chứng khoán  cả 2 sàn tăng điểm mạnh (khoảng 1.5 -3%), khối lượng lớn. Ngày này thường xuất hiện trong khoảng 4 - 7 phiên sau đáy,


Nói vậy để hiểu rằng, chỉ khi có ngày này thì mới xác định được đâu mới là đáy thật. 

Thông thường sẽ có các kịch bản sau cho  Ngày trọng đại này: 

- Đầu phiên giảm 3% rồi cuối phiên hồi phục 2%
- Giảm 2% vào phiên trước rồi tăng trở lại 3-4% vào ngày hôm sau (ngày bùng nổ theo đà)

Đáy VnIndex 2014


Đáy Vnindex 2013


*Lưu ý: 

- Thông thường sẽ có 3-5 lần trì kéo rũ bỏ ở chỉ số chính trước khi thị trường đổi chiều
- Tuyệt đối chưa mua vào khi có dấu hiệu tăng nhẹ hay biên độ rơi giảm dần. Chúng ta rất có thể sẽ nhầm lẫn với một đợt Bull Trap
- Chỉ mua khi trong phiên có những diễn biến mạnh mẽ, thuyết phục

II. Phương án ứng phó:

Xác định đáy không đơn giản, rủi ro không kém gì khi xác định đỉnh. Nhưng một lần nữa, luôn luôn có biện pháp quản lý rủi ro kể cả khi chúng ta xác định sai. Hãy mua cổ phiếu dẫn đầu. 


"Cổ phiếu dẫn đầu" - là khái niệm dành cho những cổ phiếu dẫn dắt của ngành đó và Thị trường cùng đi lên. 

Đặc điểm: 

- Kết quả kinh doanh tốt 
- Là công ty đầu ngành 
- Vốn hóa tương đối cao

Trong lịch sử chúng ta đã thấy những cổ phiếu dẫn đầu như HSG (sóng 2013), PVD (sóng 2014), và trong thời điểm đầu 2015 đó là VCB. 

Khi mua cổ phiếu dẫn đầu, ta có được sự đảm bảo rằng, kể cả khi ta mua sai thời điểm, mức lỗ cũng sẽ được hạn chế, còn nếu mua đúng, lợi nhuận là khủng khiếp, vào dạng cao nhất thị trường, thông thường có thể lên tới 100%

Kết luận, xác định Đáy không đơn giản, và rất dễ gây nhầm lẫn. Đa phần NĐT cũng rất ham Bắt đáy, các môi giới, các chuyên gia cũng hay đưa khuyến nghị này, nhưng trên thực tế đây là việc làm rất rất rủi ro. Và theo quan điểm Smart Money, thà không bắt được đáy thấp nhất, nhưng không bao giờ bắt sai còn tốt hơn rất nhiều, và lợi nhuận không hề thua kém. 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét