Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Phương pháp Quản lý danh mục

Phương pháp Quản lý Danh mục




Xem thêm về Phương pháp MUA, BÁN


Quản lý Danh mục là gì?

Quản lý danh mục gồm 2 công việc chính: 

- Phân tích và quan sát để nằm bắt thời cơ - đưa ra quyết định kịp thời 
- Phân bổ nguồn vốn hợp lý: Cụ thể là kiểm soát các con số sau

+ Tỉ lệ tiền mặt / Tổng tài sản: Tiền mặt có vai trò quan trọng, nó vừa mang ý nghĩa phòng trừ rủi ro, vừa là công cụ nắm bắt thời cơ. Luôn cần có một khoản tiền mặt dự trữ để có thể tham gia thị trường khi cần thiết 

+ Tỉ trọng các cổ phiếu: Smart Money luôn khuyến nghị số lượng cổ phiếu tối đa nên năm giữ là 5 cổ phiếu. 



I. MUA - BÁN - GIỮ

1. Nguyên tắc
- Mua cổ phiếu tốt theo đúng phương pháp 
- Bán cổ phiếu lỗ theo đúng phương pháp
- Giữ cổ phiếu đang sinh lợi

Cần chú ý một điểm quan trọng rằng:

Ở thời điểm Uptrend, gần như mọi cổ phiếu chúng ta mua đều có lời. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là có lời, mà phải lãi lớn. 

Do vậy, đôi khi cần thiết phải bán ra những cổ phiếu tăng trưởng yếu để mua vào những cổ phiếu mạnh mẽ hơn. 
2. Số lượng cổ phiếu nắm giữ

- Tối đa 5
- Hợp lý nhất là 3

Khi theo dõi nhiều cổ phiếu, tất sẽ khiến
- Khả năng tập trung kém 
- Phải xử lý quá nhiều thông tin
- Khó thoát hàng
- Lỡ thời cơ mới

Do vậy, không phải mã nào đạt điểm mua đều mua vào, cần tỉnh táo và chọn lựa cổ phiếu tốt nhất. 

3. Phương pháp quản lý

Hiện nay VnDirect hay FPTS có cung cấp dịch vụ theo dõi các cổ phiếu (lãi, lỗ, ngày mua, giá vốn,...), tuy nhiên, không phải công ty nào cũng vậy, hơn nữa để có thể quản lý tốt tài sản, ta cần nhiều thông tin hơn vậy. 

Smart Money khuyến nghị NĐT nên thực hiện lập 1 bảng Excel với các thông tin sau: 

1. Lịch sử mua bán: Cụ thể nêu rõ

- Mã mua / bán
- Thời điểm mua / bán
- Khối lượng mua / bán
- Giá trị mua / bán: nên nêu thêm chiếm bao nhiêu % tổng tài sản
- LÝ DO MUA / BÁN: Đây là điều tối quan trọng vì chỉ khi phân tích lại những sai lầm trước đây trong quá trình giao dịch, ta mới có thể nâng cao khả năng 

2. Danh mục: 

- Tiền mặt 
- Cổ phiếu nắm giữ: Số lượng, giá trị, lãi/lỗ 

3. Tăng trưởng: 

- Biểu đồ ghi lại quá trình tăng trưởng tài sản theo ngày để nhận biết khi nào chúng ta đang làm tốt, khi nào không để có chiến lược hợp lý. 

Quản lý danh mục nhiều khi tốn rất nhiều thời gian của NĐT, thường sau khi phiên giao dịch kết thúc, chúng ta lại phải cặm cụi với số má, điều đôi khi rất khó khăn khi chúng ta đang lỗ.

Nhưng về lâu dài, đó là cách duy nhất để tối đa hóa lợi nhuận và học hỏi được từ chính sai lầm của mình. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét